Chat Zalo
Chat Facebook
0968885887

Tìm hiểu về công nghệ điện toán đám mây (Cloud Computing)

Trong thời đại công nghệ hiện nay thì việc thường xuyên cập nhật công nghệ mới là điều sống còn của nhiều doanh nghiệp. Vậy bạn đã hiểu thế nào là Điện toán đám mây (Cloud computing)?

dien-toan-dam-may

Điện toán đám mây (Cloud Computing), còn gọi là điện toán máy chủ ảo, là mô hình điện toán sử dụng các công nghệ máy tính và phát triển dựa vào mạng Internet. Thuật ngữ “đám mây” ở đây là lối nói ẩn dụ chỉ mạng Internet và như một liên tưởng về độ phức tạp của các cơ sở hạ tầng chứa trong nó. Ở mô hình điện toán này, mọi khả năng liên quan đến công nghệ thông tin đều được cung cấp dưới dạng các “dịch vụ”, cho phép người sử dụng truy cập các dịch vụ công nghệ từ một nhà cung cấp nào đó “trong đám mây” mà không cần phải có các kiến thức, kinh nghiệm về công nghệ đó, cũng như không cần quan tâm đến các cơ sở hạ tầng phục vụ công nghệ đó.

dien-toan-dam-may

Bạn có thể tưởng tượng ra ứng dụng của Điện toán đám mây là gì không? Nếu như bạn đang sử dụng những ứng dụng web từ các hãng lớn như Google hoặc Microsoft thì chính bạn đang sử dụng Cloud Computing. Các ứng dụng web như Gmail, Google Calender, Hotmail, SaleForce, Dropbox và Google Drive đều dựa trên Cloud Computing bởi vì khi kết nối tới những dịch vụ đó, người dùng đã được truy cập vào những cụm nhóm máy chủ đồ sộ thống nhất trên Internet.

Vậy tại sao lại chọn Điện toán đám mây?

Mỗi công ty thường chạy các ứng dụng ngay trên các máy chủ của chính họ. Những máy chủ được đặt ở ngay vị trí công ty. Điều đó đòi hỏi rất nhiều công sức trong việc bảo dưỡng, bảo trì, tiền bạc và thời gian để giữ cho mọi thứ liên tục được chạy, nâng cấp và đảm bảo.

Theo cách truyền thống, những công ty lớn, những tập đoàn lớn thường cài đặt tất cả các ứng dụng hay phần mềm trên những cụm máy chủ của họ. Nếu mỗi công ty có một hệ thống máy chủ, vậy có bao nhiêu công ty thì sẽ có bấy nhiêu máy chủ tương ứng. Bởi vậy, để giảm tải các chi phí phát sinh từ hệ thống máy chủ đồ sộ của các công ty riêng lẻ, Điện toán đám mây đã được ra đời. Và như đã nói ở trên, “đám mây” chính là Internet – một mạng lưới gần như vô tận.

Nếu các doanh nghiệp sử dụng Điện toán đám mây, họ vẫn sử dụng được các ứng dụng tương tự các cụm máy chủ trên Internet. Các doanh nghiệp chỉ việc kết nối qua mạng Internet mà không phải mất chút công sức nào để bảo trì, bảo dưỡng, nâng cấp, chạy máy chủ. Không những thế, các doanh nghiệp còn có thể cho khách hàng của họ sử dụng ứng dụng mà không phải mất công cài đặt và tất cả vấn đề trở nên rất đơn giản. Có thể nói Cloud Computing cho phép các công ty bán được nhiều dịch vụ hơn trong 1 kiện hàng mới và hấp dẫn hơn.

dien-toan-dam-may

Điện toán đám mây ở Việt Nam và trên thế giới

Dù được thế giới dự đoán 2015 sẽ là “cơn sóng thần công nghệ “nhưng khái niệm “điện toán đám mây vẫn còn khá mới mẻ với Việt Nam”.

Hiện tại, doanh nghiệp tiên phong “khai trương” trung tâm điện toán đám mây ở thị trường Việt Nam là công ty IBM, sau đó đến Microsoft, Intel, Acumatica…nhưng hiện vẫn đang trong giai đoạn phát triển thử nghiệm. Điện toán đám mây ở Việt Nam bắt đầu có những tín hiệu khả quan khi FPT – nhà công nghệ hàng đầu của Việt Nam đã khẳng định vị thế tiên phong của mình trong công nghệ bằng lễ ký kết với Microsoft châu Á-Trend Micro để hợp tác phát triển “đám mây” ở châu Á. Điện toán đám mây hiện đang thu hút sự quan tâm của rất nhiều doanh nghiệp trong nước, những người đang kiếm tìm giải pháp nâng cao năng suất cho doanh nghiệp. Điện toán đám mây sẽ cho phép doanh nghiệp không cần tập trung quá nhiều cho cơ sở hạ tầng hoặc nâng cấp ứng dụng, không đòi hỏi nguồn nhân lực lớn và có thể dễ dàng thay đổi quy mô khi cần.

Có thể nói điện toán đám mây đang tạo cơ hội cho các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, thông minh và tiết kiệm chi phí hơn. Các doanh nghiệp Việt Nam đang có điều kiện thuận lợi để sử dụng những tiện ích này. Vấn đề là “bản lĩnh” của doanh nghiệp có dám ứng dụng công nghệ mới vào quản lý điều hành sản xuất kinh doanh hay không.

Ở các nước phát triển trên thế giới, Mỹ là nước đi đầu phát triển Chính phủ điện tử, Mỹ đã sớm có những nỗ lực ứng dụng điện toán đám mây khắp chính quyền liên bang. Ở Anh thì Chính phủ tạo ra một đám mây chính phủ “G-cloud”, đó là một mạng điện toán đám mây quy mô chính phủ và để triển khai chiến lược nước Anh số hóa Digital Britain, nước Anh xác định cung cấp nhiều dịch vụ trực tuyến cho người dân. Các nước châu Âu như Thụy Điển, Pháp, Tây Ban Nha đang tập trung ứng dụng điện toán đám mây trong các lĩnh vực như: Quản lý nhà khu vực công; mạng dịch vụ giao thông; phát triển kinh tế; điều tra dân số; dịch vụ y tế; dịch vụ giáo dục và một số nước khác cũng ứng dụng công nghệ này như Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan, Singapore.

Cuối cùng, công nghệ và các ứng dụng công nghệ hiện nay đang phát triển rất mạnh mẽ. Những doanh nghiệp chưa tận dụng được hết các cơ hội rất cần các giải pháp IT để họ có thể tận dụng hết các nguồn lực và điện toán đám mây sẽ là một sự lựa chọn tốt cho doanh nghiệp, thay vì các phần mềm truyền thống. Đây chính là thời điểm bùng phát của công nghệ điện toán đám mây khi ngày càng có nhiều doanh nghiệp muốn sử dụng công nghệ này để phát triển kinh doanh của mình, nếu không họ sẽ bị tụt lại trong thị trường cạnh tranh.

dien-toan-dam-may

Nguồn Internet

Related Posts:

TP-Link Deco M4 tiếp nối xu thế công nghệ

Wi-Fi đang trở nên phổ biến và cần thiết trong...

Top 3 thiết bị máy in Epson giá rẻ

Với công nghệ hiện đại, tiết kiệm chi phí in...

Theme Settings