Chat Zalo
Chat Facebook
0968885887

HƯỚNG DẪN KIỂM TRA LAPTOP CŨ TOÀN DIỆN NHẤT

Việc mua laptop cũ hay sản phẩm công nghệ đã qua sử dụng hiện nay đã rất phổ biến với mỗi chúng ta. Mua cũ giúp người không có điều kiện tài chính được tiếp cận với công nghệ, hoặc có thể giúp chúng ta mua laptop cấu hình cao hơn, phục vụ cho công việc tốt hơn.

 Vấn đề đặt ra là: Làm sao mua được một chiếc Laptop cũ chất lượng tốt, xứng đáng với số tiền bạn đã đầu tư? Trong phạm vi bài viết,Laptop Tiền Giang sẽ cố gắng hướng dẫn các bạn cách test laptop cũ khi mua một cách chi tiết nhất.

1. Kiểm tra tổng thể laptop cũ

      Kiểm tra tổng thể hình dáng bên ngoài một cách cẩn thận giúp tiết lộ nhiều điều về chiếc Laptop cũ bạn đang định mua. Hãy nhìn xung quanh và tìm xem máy có bị nứt hay vỡ chỗ nào không, nhìn các cạnh viền xem có bị hở hay không?  Hãy chú ý thật kĩ các góc máy và khu vực bản lề, đó là những vị trí quan trọng mà thường bị bỏ qua.

       Ngày nay, việc vệ sinh bảo dưỡng Laptop cũ, nâng cấp RAM hoặc ổ cứng là chuyện rất phổ biến nên cũng không cần quá lo lắng nếu Laptop không còn nguyên tem. Tuy nhiên, nếu bạn là người không biết về kĩ thuật, hãy cố gắng mua Laptop cũ còn tem nhà phân phối như Digiworld, Viettel, FPT, Vĩnh Xuân hoặc tem của các công ty lớn như Trần Anh, Phúc Anh, Ben, Vĩnh Xuân…, điều đó sẽ giúp bạn loại bỏ bớt những thao tác kiểm tra phức tạp hơn mà chỉ có chuyên gia mới biết.

2. Kiểm tra màn hình laptop

       Đầu tiên hãy yêu cầu người bán lau sạch màn hình và kiểm tra xem màn hình có bị xước hay không. Xước dăm mờ có thể chấp nhận được, nhưng nếu màn hình bị trầy xước mạnh ảnh hưởng đến hiển thị thì bạn nên cân nhắc khi mua laptop cũ giá rẻ.

test-mau-man-hinh-laptop

  Tiếp đó, hãy sử dụng phần mềm Dead pixel tester: 
http://www.softpedia.com/get/System/Benchmarks/Dead-Pixel-Tester.shtml)để kiểm tra xem màn hình có bị kẻ vạch hay bị điểm chết hay không. Khi chạy phần mềm này sẽ chuyển nền màn hình lần lượt thành nhiều màu khác nhau. Mỗi khi chuyển sang 1 màu nền, hãy nhìn kĩ toàn bộ màn hình xem có điểm chết hay kẻ vạch hay không. Bạn hãy lưu ý các đường kẻ ở sát cạnh màn hình là rất khó nhìn ra.

3. Kiểm tra loa

      Đơn giản là mở nhạc và kiểm tra loa có bị rè hay không. Hãy lưu ý kiểm tra cả 2 bên loa trái và  phải xem có bên nào bị rè hoặc mất tiếng không nhé.

4. Kiểm tra ổ đĩa quang

     Khi đi mua Laptop cũ, bạn hãy mang theo vài chiếc đĩa CD và cả DVD để thử. Có nhiều trường hợp máy bị lỗi chỉ đọc được đĩa CD mà không đọc được DVD và ngược lại.

5. Kiểm tra bàn phím Laptop

kiem-tra-ban-phim-laptop

  Dùng phần mềm Keyboard Test (Download tại đây: http://www.passmark.com/products/keytest.htm) để kiểm tra bàn phím. Phần mềm sẽ hiện ra một cái bàn phím ảo trên màn hình. Bạn hãy bấm thử lần lượt từng phím một, nếu trên bàn phím ảo hiện lên màu xanh tức là phím đó vẫn hoạt động.

6. Kiểm tra chuột cảm ứng (Touchpad)

chuot-cam-ung-khong-nhay-nguyen-nhan-va-cach-khac-phuc-1

   Dùng thử bàn di chuột xem có bị nhảy lung tung không, có hiện tượng di mãi mà chuột không chạy hay không. Một số máy khi cắm sạc vào bị hiện tượng nhảy chuột, nguyên nhân chủ yếu là do adapter không chuẩn. Nếu gặp trường hợp này bạn hãy yêu cầu người bán đổi adapter để test lại thử.

7. Kiểm tra pin Laptop

kiem-tra-pin-laptop

Dùng phần mềm Battery Mon (Download tại đây: http://www.passmark.com/products/batmon.htm) để kiểm tra dung lượng pin.

   Bật phần mềm lên, chọn info / battery information. Có 2 thông số cần chú ý là Design Capacity và Full Charge Capacity. Design capacity là dung lượng pin khi mới xuất xưởng, full charge capacity là dung lượng hiện tại còn lại khi sạc đầy.

  Ví dụ 1 quả pin có design capacity là 4200mAh, còn full charge capacity là 3400mAh thì quả pin đó còn 80% dung lượng gốc. Full charge capacity càng cao càng tốt, thấp nhất tầm 60% là chấp nhận được đối với Laptop cũ.

8. Kiểm tra ổ cứng Laptop

   Kiểm tra bằng phần mềm mHDD có trong bộ đĩa Hiren Boot CD là tốt nhất nếu như bạn có kĩ thuật. Nếu không, bạn có thể dùng phần mềm Hardisk Sentinel (Download tại đây: http://www.hdsentinel.com/) cũng cho kết quả đúng đến 80%.

   Đơn giản là cài và bật phần mềm lên, nếu ở mục Health báo Excellent hoặc Good là ổ cứng còn tốt, nếu có cảnh báo Fail hoặc Critical tức là ổ cứng đã bị lỗi.

kiem-tra-o-cung-laptop

9. Kiểm tra Webcam

    Đơn giản mà nhiều người hay quên. Windows 7 không có sẵn chương trình xem webcam như Windows XP, bạn có thể truy cập testwebcam.com để kiểm tra tình trạng hoạt động của webcam nhé.

10. Kiểm tra các cổng kết nối

   Cũng rất đơn giản nhưng dễ quên. Bạn hãy cắm thử các cổng USB, cổng mạng… xem tất cả các cổng kết nối có hoạt động hay không

11. Kiểm tra Wifi 

   Đầu tiên hãy test xem máy bắt sóng wifi có tốt hay không, khi sử dụng có hay bị rớt mạng không. Nếu bạn có smartphone, hãy đơn giản là bật wifi trên smartphone lên và so sánh với chiếc Laptop cũ bạn đang định mua. Nếu Laptop bắt sóng wifi yếu hơn smartphone của bạn thì bạn nên cân nhắc

12. Kiểm tra cấu hình Laptop

cau-hinh-laptop

13. Chọn một địa chỉ bán Laptop cũ uy tín

        Bạn đã nắm rõ tất cả phương pháp kiểm tra Laptop, nhưng ngay cả những chuyên gia giỏi nhất cũng không bao giờ dám khẳng định 100% Laptop là hoàn toàn không có lỗi gì nếu không được dùng thử vài ngày. Tuyệt đối không mua Laptop mà không có bảo hành, bởi nếu người bán không muốn bảo hành thì tức là Laptop của họ có vấn đề gì đó.

Hãy đến Laptop Tiền Giang để lựa chọn sản phẩm tốt nhất cho bạn, và được hướng dẫn chi tiết về lựa chọn 1 sản phẩm ưng ý nhất nhé !

Related Posts:

Lau chùi màn hình máy tính xách tay sao cho đúng cách?

Hãy thực hiện loại bỏ bụi bẩn trên màn hình...

Kiến tạo hệ sinh thái -điện toán đám mây cùng Cloud 8

Điện toán đám mây (Cloud) hiện được cộng đồng công...

NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý KHI LỰA CHỌN MUA MÀN HÌNH GAMING

Hãy bỏ qua lối suy nghĩ từ xưa, đừng nghĩ...

Theme Settings