Chat Zalo
Chat Facebook
0968885887

Top 3 router sóng khỏe xóa “điểm chết” Wi-Fi

Dưới đây là gợi ý những router 2 băng tần phù hợp cho gia đình với sóng khỏe và hỗ trợ quản lý qua smartphone.

Các modem do nhà cung cấp dịch vụ internet trang bị thường chỉ đủ dùng trong những không gian khá giới hạn. Khi đó, để sóng internet phát mạnh hơn tới từng ngóc ngách trong nhà và không còn “điểm chết” như với modem, thì người dùng có thể nghĩ tới việc lắp đặt thêm một router (bộ định tuyến). Ngoài khả năng chịu tải tốt hơn, phát sóng khỏe hơn, router còn thường được tối ưu cho việc quản lý thông qua ứng dụng trên smartphone.

Huawei WiFi AX3/3 Pro

Bộ đôi router Huawei WiFi AX3 và AX3 Pro đều mang đến hiệu suất cao, tốc độ nhanh và tín hiệu mạnh nhờ Wi-Fi 6 3.000Mbps (AX3000) với 4 ăng-ten 6dB. Cụ thể, WiFi AX3/3 Pro hỗ trợ băng thông rộng mang đến tốc độ theo lý thuyết lên đến 2.976Mbps (574Mbps ở băng tần 2,4GHz và 2.401Mbps ở băng tần 5GHz).

Huawei WiFi AX3 và AX3 Pro có thiết kế giống nhau.

Bằng việc sử dụng vi xử lý Gigahome Wi-Fi 6, WiFi AX3/3 Pro mang đến tốc độ nhanh hơn thông qua công nghệ hợp tác vi xử lý giữa các thiết bị Huawei, nâng tầm lên Wi-Fi 6+. Huawei Wi-Fi 6+ sẽ cải thiện cường độ tín hiệu từ smartphone Huawei Wi-Fi 6 đến bộ định tuyến. Bên cạnh đó, nó có khả năng giảm nhiễu khi truyền trên một kênh, giúp giải quyết vấn đề truy cập internet chậm hay mất kết nối do khoảng cách quá xa.

Huawei AX3/3 Pro hỗ trợ kết nối tối đa cùng lúc tối đa 128 thiết bị – một lượng đủ lớn cho một ngôi nhà thông minh với nhiều TV, laptop, smartphone, robot, đèn,… Dù có hàng chục thiết bị kết nối cùng lúc, bộ đôi router Huawei không chỉ đảm bảo tốc độ ổn định mà sự kết nối cũng xuyên suốt nhờ cấu hình bên trong vượt xa mức cơ bản.

Sự khác nhau cơ bản giữa WiFi AX3 và AX3 Pro là thông số RAM, ROM và bộ vi xử lý. Theo đó, AX3 được trang bị vi xử lý lõi kép (xung nhịp 1,2GHz), 128GB RAM và 128GB ROM; trong khi với AX3 Pro, mọi thứ đều gấp đôi – vi xử lý lõi tứ (xung nhịp 1,4GHz), 256GB RAM và 256GB ROM. AX3 Pro hỗ trợ chạm để kết nối Huawei Share và tính năng bảo mật TrustZone, còn AX3 thì không.

Người dùng có thể quản lý mạng và các thiết bị kết nối với Huawei WiFI AX3/3 Pro thông qua ứng dụng Huawei AI Life khá tiện dụng.

Với giá bán lẻ chỉ chênh lệch 500.00 đồng (khoảng 1,5 triệu đồng đối với WiFi AX3 và 2 triệu đồng đối với AX3 Pro), người dùng nên cân nhắc lên đời hẳn phiên bản AX3 Pro cao cấp để có trải nghiệm đầy đủ hơn.

Mi AIoT Router AC2350

Mi AIoT Router AC2350 sử dụng chuẩn WiFi 5 (802.11ac) nên có phần hạn chế hơn so với Wi-Fi 6 của Huawei WiFi AX3/3 Pro, khi đó tất nhiên sẽ không khai thác được tối đa khả năng kết nối của các thiết bị di động smartphone, laptop,… đang dần chuyển sang dùng modem Wi-Fi 6.

Mi AIoT Router AC2350 với 7 ăng-ten, trong đó có một ăng-ten chuyên dành cho IoT.

Tuy nhiên, sản phẩm này vẫn rất đáng tham khảo bởi được thiết kế cho các căn hộ có cường độ kết nối cao với sức mạnh đến từ CPU Qualcomm, đặc biệt phù hợp với Mi fan. Mi AioT Router AC2350 mang đến tốc độ truy cập internet lên đến 2.183Mbps. Bên cạnh đó, với 7 ăng-ten và 7 bộ khuếch đại công suất, AC2350 có thể truyền tín hiệu mạnh đến nhiều ngóc ngách trong nhà.

Ngoài ra, Mi AIoT Router AC2350 còn có riêng một ăng-ten và chip AIoT chuyên dụng dành cho các thiết bị IoT, giúp router có khả năng tự động phát hiện và kết nối với hệ sinh thái các thiết bị smarthome của Xiaomi. Nhờ đó, người dùng chỉ cần kết nối một lần và không cần yêu cầu nhập lại mật khẩu cho lần sau. Sản phẩm cho phép kết nối tối đa 128 thiết bị cùng lúc.

Mặc dù cùng thuộc hệ sinh thái thiết bị IoT của Xiaomi, nhưng Mi AioT Router AC2350 lại không hỗ trợ quản lý tập trung bằng ứng dụng Mi Home mà người dùng phải cài đặt ứng dụng Mi WiFi riêng.

Mi AioT Router AC2350 chính hãng phiên bản quốc tế có giá bán lẻ vào khoảng 1,8 triệu đồng.

TP-Link Archer C6

TP-Link Archer C6 có 4 ăng-ten bên ngoài và 1 ăng-ten ngần.

Ở mức giá dưới 2 triệu đồng, TP-Link không có router WiFi 6 nào. Song chuẩn WiFi 5 như TP-Link Archer C6 cũng là ổn. Băng tần 2,4GHz có tốc độ 300Mbps có thể được sử dụng cho các tác vụ đơn giản như kiểm tra email, lướt web, trong khi băng tần 5GHz thông thoáng với tốc độ 867Mbps sẽ là lựa chọn lý tưởng cho các ứng dụng giải trí như xem video HD hoặc chơi game trực tuyến.

Được trang bị 4 ăng-ten ngoài và 1 ăng-ten ngầm, Archer C6 có thể cung cấp vùng phủ sóng Wi-Fi vượt trội, len lỏi tới từng ngóc ngách trong ngôi nhà, mang tới trải nghiệm Wi-Fi tốc độ cao rộng rãi. Archer C6 có thể hoạt động với nhiều thiết bị cùng lúc với hiệu suất mạng được tối ưu. Ngoài ra, nó còn có các công nghệ hỗ trợ như Beamforming cung cấp vùng phủ sóng Wi-Fi rộng hơn, chế độ Access Point giúp nhanh chóng tạo ra một điểm truy cập không dây.

Để cài đặt mạng và quản lý TP-Link Archer C6, người dùng có thể cài đặt ứng dụng Tether trên smartphone Android và iOS.

TP-Link Archer C6 có giá tham khảo khoảng 1,8 triệu đồng.

Nguồn: 24h.com.vn.

Related Posts:

Toshiba tin tưởng tương lai tươi sáng cho ổ cứng truyền thống

Trong phát biểu mới nhất của mình – Giám đốc...

ThinkPad X1 Carbon Gen 10 giá từ 50 triệu đồng

Lenovo ThinkPad X1 Carbon Gen 10 được nâng cấp chip...

3 LỖI THƯỜNG GẶP KHI CÀI ĐẶT MÁY IN

3 LỖI THƯỜNG GẶP KHI CÀI ĐẶT MÁY IN Do...

Theme Settings