Chat Zalo
Chat Facebook
0968885887

Đây là 7 tính năng thực sự quan trọng khi chọn mua màn hình máy tính chơi game

Khi bạn đọc giới thiệu về một màn hình chuyên gaming, có rất nhiều khái niệm đề cập khó hiểu. “Màn hình này hỗ trợ G-Sync, phản hồi 1ms, hình ảnh HDR. Bạn sẽ không thể thấy bóng ma đâu!” – là những gì mà chúng ta sẽ nói đến ở đây.

1. Refesh Rate (tốc độ làm tươi)

Đây là biểu thị cho tốc độ thay đổi khung hình của màn hình, thực tế những chuyển động bạn thấy là một loạt các khung hình được chiếu với tốc độ rất nhanh. Tốc độ này được đo bằng đơn vị Hz. Nếu bạn có một màn hình 120Hz, nghĩa là mỗi giây nó thay đổi liên tục 120 khung hình.

Với nhu cầu phổ thông, hầu hết các màn hình đều khóa tốc độ ở 60Hz. Với những màn hình phục vụ gaming, tốc độ được đẩy lên 120Hz và 144hz. Hình ảnh khi chơi game chuyển động rất nhanh và liên tục, do vậy tốc độ làm tươi càng cao, bạn sẽ thấy càng mượt.

lua-chon-man-hinh-choi-game

Khi chọn mua màn hình gaming, đầu tiên hãy chọn mẫu có tần số làm tươi từ 120Hz trở lên

2. G-Sync và Freesync

Khi card đồ họa máy tính đưa quá nhiều khung hình ảnh vượt quá khả năng của màn hình thì sẽ xảy ra hiện tượng xé hình. Đó là khung hình A bị khung hình B chèn vào, hiển thị cùng một lúc trong khi đáng lý phải tuần tự A đến B.

Hai hãng card đồ họa NVIDIA và AMD đã đưa ra hai giải pháp cho chuyện này, G-Sync của NVIDIA và Freesync của AMD. Đây là các công nghệ giúp card đồ họa của bạn và màn hình đồng bộ tần số làm tươi với nhau, mang lại hình ảnh nhất quán, mượt mà hơn.

lua-chon-man-hinh-choi-game

Hai công nghệ đồng bộ khung hình trên thị trường

Để tận dụng các giải pháp này, bạn phải mua đủ bộ card đồ họa và màn hình cùng hỗ trợ. Hãy kiểm tra chắc chắn màn hình đang sử dụng hoặc sắp mua hỗ trợ công nghệ nào, và chọn loại card đồ họa tương ứng. Một số màn hình hỗ trợ Freesync gần đây cũng đã công bố hỗ trợ thêm cả G-Sync.

3. Độ trễ tín hiệu đầu vào (Input lag)

Tần số làm tươi chỉ là một phần của câu chuyện. Một khái niệm khác là input lag, hơi khó hiểu một chút. Hãy hình dung rằng bạn thao tác trên phần cứng như chuột, bàn phím và lệnh đó được hiển thị trên màn hình tương ứng. Ví dụ nhấn chuột trái là khai hỏa, chuột phải là thay đạn, sau thao tác thì hình ảnh của hành động đó được hiển thị lên màn hình.

Nếu độ trễ thấp không nhận ra được, bạn sẽ thấy khoảng thời gian kể từ khi mình thao tác đến khi nhân vật thực hiện gần như tức thời. Nó quá nhanh! Khi chơi game thì chỉ tích tắc thôi là đã đủ để tạo ra khác biệt về cục diện, nên khoảng thời gian này rất quan trọng. Nhưng nếu độ trễ cao, bạn nhấn chuột nhưng phải 1 giây sau mới thấy nhân vật thực hiện. Vậy là xong rồi!

lua-chon-man-hinh-choi-game

Nếu màn hình có độ trễ cao, bạn nhấn chuột nhưng phải 1 giây sau mới thấy nhân vật thực hiện

Luôn luôn có độ trễ nhất định kể từ khi tín hiệu truyền tới màn hình cho tới khi được hiển thị lại. Cũng có nghĩa, “độ trễ tín hiệu đầu vào” có thể xem là “độ trễ tín hiệu hiển thị” nếu hiểu đúng. Dù là gì thì nó cũng rất quan trọng khi bạn chơi, tiết tấu trận đấu có thể nhanh hơn bạn kịp nhận ra. Do vậy, hãy ưu tiên màn hình nào có độ trễ thấp hơn.

4. Thời gian phản hồi (response time)

Ngắn gọn cho những ai chưa hiểu, đây là quãng thời gian mà một điểm ảnh trên màn hình cần để chuyển từ màu này sang màu khác, đo bằng đơn vị mili giây.

lua-chon-man-hinh-choi-game

Tấm nền TN cho phản hồi và làm tươi tốt nhất cho gaming, nhưng hiển thị sẽ phải đánh đổi

Con số này càng thấp càng tốt, nó nghĩa là điểm ảnh sẵn sàng nhanh hơn để hiển thị khung hình tiếp theo. Nếu nó không đủ nhanh, bạn có thể nhận ra những bóng mờ xuất hiện trên màn hình. Nhân vật hay cảnh vật bị mờ đi, hoặc có thêm một cái bóng khác kém sắc nét hơn xuất hiện.

5. TN và IPS

Đây là công nghệ về tấm nền LCD sử dụng, Twisted Nematic (TN) và IPS (in-plane switching). Đối với gaming, TN thường cung cấp thời gian phản hồi tốt nhất, đánh đổi lại là góc nhìn kém có thể khiến chất lượng hình ảnh giảm dần khi bạn ra khỏi trục chính diện.

6. HDR

lua-chon-man-hinh-choi-game

HDR là một tính năng cao cấp mà chỉ ở các màn hình đắt tiền, phần cứng mới đủ để khai thác

Công nghệ mới xuất hiện gần đây. Chủ yếu thì HDR sẽ đi kèm với độ phân giải 4K tạo thành combo chuẩn 4K HDR, giống các TV. Tuy nhiên một số màn hình có độ phân giải thấp hơn cũng cung cấp HDR. Công nghệ này giúp hình ảnh hiển thị đẹp mắt hơn, đem lại trải nghiệm thị giác ấn tượng hơn.

Tuy vậy, HDR đòi hỏi cần có phần cứng tương xứng để lột tả hiệu quả theo cách đúng. Do vậy, nếu mua một màn hình giá rẻ hỗ trợ HDR thì cải thiện cũng chưa đáng kể, vì trang bị phần cứng nghèo nàn. HDR là một tính năng cao cấp, để sử dụng nó triệt để thì bạn cần trả một cái giá cao cấp tương xứng.

7. Quantum dot (chấm lượng tử)

Các màn hình PC gaming hiện nay chủ yếu là công nghệ LCD, do vậy người ta đã áp dụng chấm lượng tử để cải thiện chất lượng hình ảnh của chúng.

lua-chon-man-hinh-choi-game

Giống như HDR, chấm lượng tử cũng là một tính năng cao cấp đắt tiền

Hệ thống nguồn sáng của LCD là ma trận đèn Blue LED, người ta chắn trước chúng một tấm màng chứa đầy các tinh thể kích thước nano. Ánh sáng xanh dương của đèn nền được các chấm hấp thụ sẽ phát ra hai màu đỏ hoặc xanh lá, tùy vào kích thước của chấm. Như vậy tạo thành ba màu Red, Green, Blue (phần ánh sáng đèn nền không được hấp thụ hết) để đi đến bộ lọc màu.

Đây là cách khai thác đơn giản nhất, phổ biến nhất của chấm lượng tử với màn hình LCD, gọi là QDEF. Lợi ích lớn nhất của chấm lượng tử là tăng sản lượng màu và tăng độ sáng, giúp hình ảnh đẹp hơn. Chỉ có các màn hình cao cấp mới có công nghệ này.

Nguồn: Internet

Related Posts:

6 cách tản nhiệt laptop đơn giản, hiệu quả không hại máy

(MTCom) Thời tiết mùa hè khiến laptop nhanh chóng bị...

Theme Settings