Chat Zalo
Chat Facebook
0968885887

Cách mạng 4.0 mà đóng cửa thì các Doanh nghiệp tự đào thải !

Công cuộc  Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư được đánh giá đem lại cơ hội lớn cho Việt Nam khi lần đầu được tham gia một sân chơi không biên giới, không khoảng cách.

Có thể nói  rằng, Cách mạng Công nghiệp 4.0 tác động đến tất cả lĩnh vực kinh tế xã hội, từ công nghiệp, nông nghiệp, tài chính, ngân hàng, lao động, việc làm, giao thông vận tải, dệt may, du lịch, y tế, giáo dục đào tạo,… đến doanh nghiệp và các địa phương.

Hiện nay, Cách mạng Công nghiệp 4.0 đang diễn ra tại nhiều nước phát triển như Mỹ, châu Âu và một phần châu Á. Đối với Việt Nam, cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 được đánh giá đem lại cơ hội lớn cho đất nước khi lần đầu được tham gia một sân chơi không biên giới, không khoảng cách.

Để chủ động đón đầu Cách mạng Công nghiệp 4.0, Việt Nam cần dịch chuyển mạnh mẽ những ngành công nghiệp công nghệ cao, nâng cao hiệu quả, năng lực sản xuất, khả năng cạnh tranh và năng suất của các ngành công nghiệp truyền thống thông qua việc đầu tư phát triển khoa học công nghệ, đổi mới và ứng dụng công nghệ tiên tiến, nâng cao trình độ, kỹ năng của người lao động.

Tuy nhiên, Cách mạng Công nghiệp 4.0 lần này cũng đang đặt ra nhiều thách thức mới đối với các nước đang phát triển như Việt Nam. Đó là thách thức về sự tụt hậu, lao động chi phí thấp mất dần lợi thế, khoảng cách công nghệ và tri thức nới rộng hơn dẫn đến phân hóa xã hội sẽ sâu sắc hơn… Chính phủ và doanh nghiệp Việt Nam cần phải nhận thức được để sẵn sàng thay đổi và có chiến lược phù hợp cho việc phát triển công – nông nghiệp, dịch vụ và kinh tế hay nguồn nhân lực trong thời kỳ Cách mạng Công nghiệp 4.0.

Theo nhận định, các xu thế công nghệ mới của Cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 sẽ mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa SME (Small & Medium Enterprise) Việt Nam, khởi nghiệp sáng tạo thâm nhập thị trường ngách với nhiều sản phẩm, dịch vụ công nghệ mang tính đột phá.

Các doanh nghiệp SME hiện chiếm khoảng 97% tổng số doanh nghiệp tại Việt Nam. Chính vì vậy, Cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 với các công nghệ mới như Internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI), robot cao cấp, công nghệ nano, công nghệ in 3D… dự kiến sẽ tác động lớn đến hoạt động doanh nghiệp.

Doanh nghiệp SME với trình độ công nghệ, năng lực tài chính, quản trị còn hạn chế sẽ là đối tượng dễ bị tổn thương nhất nhưng “cũng là nhóm đối tượng năng động và dễ thích nghi nhất”. Chính vì thế, cần phải quan tâm, hỗ trợ tích cực cho sự phát triển của các SME để mở rộng quy mô, đẩy mạnh đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất và đóng góp quan trọng cho phát triển kinh tế xã hội.

cong-nghe-4.0

Trong Cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0, Việt Nam có lợi thế về cơ sở hạ tầng viễn thông, phát triển về công nghệ thông tin; điện thoại thông minh và Internet tăng trưởng, phát triển tỷ lệ cao trong tốp đầu của thế giới. Đây là nền tảng rất tốt về kết nối để doanh nghiệp, người dân tận dụng, ứng dụng phát triển doanh nghiệp cho mình.

Trên cơ sở phân tích thách thức và cơ hội cho doanh nghiệp, lộ trình phác thảo với doanh nghiệp SME Việt Nam là ứng dụng công nghệ thông tin như là một nền tảng khởi đầu Cách mạng Công nghiệp 4.0 cho doanh nghiệp; ứng dụng tự động hóa, IoT tùy theo ngân sách doanh nghiệp; tham gia xây dựng hệ thống kết nối doanh nghiệp – doanh nghiệp dạng “hệ sinh thái”; tiến tới tự động hóa và sử dụng robot trong dây chuyền sản xuất.

Điều quan trọng chính yếu là các doanh nghiệp cần phải số hóa, nâng cao năng lực. Doanh nghiệp biết và ứng dụng thế mạnh của công nghệ sẽ có năng lực cạnh tranh vượt trội. Ngược lại, đóng cửa với Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 đồng nghĩa với khả năng doanh nghiệp bị đào thải.

Nguồn Internet

Related Posts:

Dell XPS 13 Plus: Đẳng Cấp Toát Ra Từ Sự Đơn Giản

Vậy là Dell XPS 13 Plus cao cấp với diện mạo mới...

5 mẫu màn hình máy tính phù hợp cho công việc

Dù làm việc tại nhà hay văn phòng, người dùng...

Số hóa tài liệu cùng máy quét Fujitsu

Có thể bạn không biết hoặc không nhận ra, những...

Theme Settings